Cồn Phụng Bến Tre là điểm tham quan, khám phá của du khách yêu thích khi về miền tây sông nước. Sự phát triển của công nghệ đã mở ra những cơ hội mới cho ngành du lịch Bến Tre, trong đó có những thông tin nhanh chóng chính xác về Cồn Phụng đến cho mọi người trải nghiệm tuyệt vời khi đến thăm Bến Tre mà không cần đến tận nơi.
Cồn Phụng là nơi mọi người đến để thư giãn và khám phá vẻ đẹp tự nhiên của khu vực sông nước. Nó có một lịch sử lâu đời là một phần quan trọng của văn hóa đặc biệt là khu di tích Đạo Dừa, đó là lý do tại sao nó hầu như không bị ảnh hưởng bởi ngành du lịch.
Thông tin về Cồn Phụng Bến Tre
Cồn Phụng là một côn nổi với diện tích hơn 50 hecta nằm giữa sông Tiền, ngày xưa nó được gọi là cồn Tân Vinh hay còn được biết đến với một tên gọi khác đó chính là cù lao Đạo Dừa lý do là ông đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đã cho xây dựng chùa Nam quốc Phật và thành lập một giáo phái gọi là Đạo Dừa ở đây vào đầu thế kỷ 20. Cũng theo ghi chép lại khi xây dựng chùa Nam Quốc Phật những người thợ đã nhặt được một cái chén cổ trên đó có in hình chim phụng nên gọi nó là Cồn Phụng cho đến ngày nay.
Cồn Phụng nằm giữa 4 bề sông nước nên để đến đây thì có hai cách là đi đến bến tàu hoặc đi bằng xe máy trên đoạn (cầu Rạch Miễu nhỏ), nhưng trước hết Kenhvexe.com sẽ gợi ý cho bạn những tuyến xe khách liên tỉnh chạy ngang đoạn đường vào Cồn Phụng đến bến xe Bến Tre.
Các tuyến xe khách liên tỉnh kết nối với Bến Tre
Tùy vào vị trí bạn ở đâu mà có thể đặt vé xe khách đi Bến Tre để đi đến bến xe khách Bến Tre, sau đây là một số tuyến xe khách giúp kết nối đến bến xe trung tâm thành phố Bến Tre bạn có thể tham khảo để có phương tiện di chuyển thoải mái nhanh chóng và an toàn.
Ngoài các tuyến xe khách cộng cộng liên tỉnh giúp kết nối đến Bến Tre, Thì còn có nhiều hãng xe tốc hành chạy 30 phút/một chuyến giúp kết nối Bến Xe Miền Tây (Sài Gòn TPCM) với các huyện thuộc tỉnh Bến Tre bao gồm:
Ngoài ra, để đến các huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Bến Tre du khách còn có thể tham khảo các nhà xe giúp kết nối từ thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày như sau:
Trải nghiệm bằng tàu du lịch du khách có nhiều lựa chọn hơn nhưng đồng nghĩa cũng phải mất nhiều chi phí hơn khi sử dụng dịch vụ này, bến tàu đi Cồn Phụng tại Bến Tre có rất nhiều bến tàu, mỗi bến hầu như điều do công ty tư nhân kinh doanh nên sẽ có giá cả chênh lệch khác nhau và tuyến điểm khác nhau tùy vào chương trình nhưng hầu như các điểm bán vé tour đều tương đồng nhau 90%.
1. Bến tàu của công ty du lịch Cồn Phụng (Điều hành Mr Thông)
Ưu điểm của đặt vé từ công ty du lịch Cồn Phụng điều hành bởi Mr.Thông khách du lịch có thể tiết kiệm chi phí nhiều hơn ở những công ty tư nhân bởi vì họ có thể tính vé tàu + vé tham quan vào cổng ưu đãi chỉ 50.000 đ (khứ hồi) trong khi các công ty khác có thể lên đến 100.000 đ đến 150.000 đồng. Các đoàn khách đông còn được ưu tiên hơn về nhiều mặt. Lưu ý cũng nên gọi đặt trước vì ở bến phà Rạch Miễu cũ cũng có nhiều công ty bán vé ở đây để tránh một công ty làm giá.
Lộ trình: Bến xe Bến Tre - QL 60 - Đ. Trần Văn Ơn - Ngã 4 huyện Châu Thành - Đi thẳng đến Bến Phà Rạch Miễu Cũ.
2. Bến tàu du lịch Cồn Phụng khác
Bạn cũng có thể đi đến các bến tàu du lịch cồn Phụng khác ở dọc bên bờ sông Tiền (phía bờ Bến Tre) gần đó, hầu như ở đây các bến tàu du lịch tư nhân đều bán vé cho khách đi khứ hồi đến Cồn Phụng hoặc bán các tour tham quan với các chương trình như giao lưu đờn ca tài tử, tham quan làng nghề kẹo dừa, đi xe ngựa, xuồng ba lá..v..v
Lưu ý: các bến tàu du lịch này bán tour đi Cồn Phụng, Cồn Thới Sơn chi tiết các tour điều tương đồng nhau 90% - 99%, khách du lịch nên tham khảo giá kỹ càng trước khi mua vé, bác tài vào đây sẽ được chia hoa hồng 50% vé bán ra.
3. Các bến tàu du lịch Cồn Phụng khác ở Tiền Giang
Từ phía bên Mỹ Tho Tiền Giang du khách còn có thể đi đến tham quan Cồn Phụng cũng như các tour khác kết hợp như cồn Thới Sơn, Cồn Quy…v.v…Các bến tàu du lịch bên Tiền Giang đã hình thành trước Bến Tre khoảng 20 năm nên giá vé cũng khá cạnh tranh. Các công ty ở đây hầu như điều là tư nhân điều hành.
+ Bến tàu du lịch Mỹ Tho - đường 30 tháng 4
Trên đoạn đường vào bến tàu 30 tháng 04 thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang có khoảng 20 đến 30 công ty du lịch bán vé ở đây bạn có thể lựa chọn công ty phù hợp với nhu cầu của mình.
+ Bến tàu Cồn Thới Sơn
Trên cồn Thới Sơn có hai địa điểm bán vé tàu du lịch cồn Phụng, Cồn Thới Sơn cả hai bến tàu này đều chung một công ty gia đình sở hữu bạn có thể mua vé ở đâu cũng như nhau. Vé ở đây có chia % hoa hồng cho bác tài từ 50-60%.
Đi Cồn Phụng Bến Tre bằng xe máy Khách du lịch sẽ đỡ tốn chi phí đi tàu thuyền khứ hồi mà chỉ tốn vé tham quan vào cổng (40.000₫ một người) và phí gửi xe (từ 5.000₫ ngày thường và 10.000₫ ngày lễ tết).
Lộ trình: Bến xe Bến Tre - QL 60 - Ngã 4 vòng xoay An Khánh - Trạm Thu Phí BOT - Cầu Rạch Miễu Nhỏ (chạy tầm nữa cầu sẽ có điểm dừng chân bên phải, ngay điểm dừng chân có đường chạy xuống cồn) - Chạy Xuống Cồn Phụng - Men theo lộ đan 2 mét cho đến cuối đường thì đến Cồn Phụng.
Ưu điểm đi xe máy vào Cồn Phụng:
Nhược điểm khi đi xe máy vào Cồn Phụng
Lịch sử hình thành
Quá trình hình thành Cồn Phụng được phù sa bồi đắp từ diện tích 30 hecta đã dần dần hình thành hơn 50 hecta nằm trên sông Tiền với bốn bề sông nước Cồn Phụng là địa điểm du lịch sinh thái Bến Tre hấp dẫn không thể bỏ qua khi về với xứ dừa.
Tên gọi và vị trí
Từ những năm về trước Cồn Phụng được gọi là cồn Tân Vinh. Sau khi Nguyễn Thành Nam thành lập Đạo Dừa và xây dựng chùa Nam Quốc Phật ở cuối cồn giai đoạn (1909 - 1990) khoảng đầu thế kỷ 20 thì nó còn được gọi là cù lao Đạo Dừa.
Trong lúc chùa Nam Quốc Phật được xây dựng thì những người thợ xây đã tìm được mảnh gốm sứ trên một cái chén có hình chim phụng, dần dần người dân quen gọi cồn này là Cồn Phụng cho đến bây giờ. Cồn Phụng là một trong 4 cồn nổi gần nhau trên sông Tiền.
Diện tích Cồn Phụng lúc mới hình thành chỉ khoảng 30 hecta vào những năm 1930 trải qua một khoảng thời gian lượng phù sa bồi đắp từ sông Tiền đã nâng diện tích cồn lên hơn 50 hecta. Cồn Phụng là một trong bốn cồn nổi nằm trên sông Tiền thuộc Bộ Tứ Linh Long, Lân, Quy, Phụng theo quan niệm dân gian của người dân thời bấy giờ.
Đặc sản, kinh tế chính
Hầu hết người dân trên cồn sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản ở các kênh rạch hoặc trên sông Tiền, một số khác làm nghề trồng cây ăn quả cây ăn quả ở đây khá tươi tốt và sai trái không cần bón phân nhiều vì lượng phù sa bồi đắp từ các con sông hàng năm rất lớn.
Song song đó họ còn kết hợp làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa như đũa dừa, chén dừa, ấm, tách..v.v..các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của người dân địa phương và dần dần tiến đến xuất khẩu ra khắp nơi trên thế giới mang lại cuộc sống ổn định cho người dân địa phương.
Du lịch
Trong những năm gần đây du lịch sinh thái ở Bến Tre phát triển mạnh mẽ trong đó Cồn Phụng là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn bởi các vườn trái cây trĩu quả và những món ăn đậm đà chất dân dã miệt vườn.
Các tour du lịch kết hợp với nhau sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách như tham quan các cuộc sống đời thường của người dân như chế tác sản phẩm từ dừa, làm đồ lưu niệm, kẹo dừa..v.v.
Bên cạnh đó du khách còn được nghe thuyết minh về quá trình hình thành Đạo Dừa và khu di tích 1.500 mét vuông đã được giáo chủ Đạo Dừa xây dựng lúc ông còn sống.
Khu du lịch Cồn Phụng ngày nay
Được sự quan tâm và đầu tư bài bản từ ban quản lý khu du lịch cồn Phụng nên khu du lịch ngày càng phát triển thu hút du khách gần xa đến tham quan trải nghiệm, các khu nghỉ dưỡng như khách sạn, homestay ngày càng được đầu tư bài bản, trò chơi dân gian và các hạng mục phục vụ ẩm thực của du khách ngày càng được quan tâm, hàng năm vào dịp lễ tết Cồn Phụng còn tổ chức các chương trình ca múa nhạc, xiếc, ảo thuật, chọi gà…v..v
1. Khu trò chơi sông nước dân dã
Các trò chơi thu hút những bạn trẻ từ khắp nơi đến tham quan trải nghiệm được khu du lịch Cồn Phụng đầu tư bài bản nên đây sẽ là nơi hấp dẫn nhất dành cho du khách các trò chơi bao gồm:
2. Khu nhà hàng ẩm thực
Trên Cồn Phụng có nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn ẩm thực dân dã miền Tây Nam Bộ có thể phục vụ 2000 khách địa điểm lý tưởng để tổ chức các buổi họp mặt, tổng kết cuối năm, hội nghị khách hàng, họp mặt bạn bè, sinh nhật, tiệc cưới..v.v
3. Khu vực lưu trú
Khách sạn ở Cồn Phụng là lựa chọn tuyệt vời cho du khách muốn thưởng thức văn hóa địa phương và khám phá các danh lam thắng cảnh quanh Cồn. Cona Hotel Cồn Phụng nổi tiếng là nơi có nhiều khách sạn đẹp với mức giá bình dân. Ngoài ra còn có một số nơi tốt để ăn và uống.
Trên Cồn Phụng có một số homestay Coco IsLand cho khách du lịch nghĩ lại qua đêm, homestay có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn cắt giảm chi phí trong khi trải nghiệm qua đêm trên cồn, vì chúng thường rẻ hơn so với khách sạn. Họ cũng cung cấp nhiều sự riêng tư hơn khách sạn, cho phép bạn làm quen với người dân địa phương nhiều hơn.
Đến tham quan cồn Phụng du khách còn được trải nghiệm chương trình tham quan 4 cồn (Long, Lân, Quy Phụng) vô cùng đặc sắc, các chương trình tour tham quan thường được giới thiệu ở ngay bến tàu du khách có thể lựa chọn tour và giá vé thích hợp.
Hầu như các chương trình tham quan Tứ Linh (tham quan 4 cồn) ở các công ty du lịch bên Bến Tre hoặc Tiền Giang đều giống nhau tùy vào du khách muốn cắt bớt chương trình nào thì thời lượng thời gian tham quan sẽ giảm đi.
Lưu ý: Tour 4 Linh (4 Cồn) thì du khách chỉ có đi 2 cồn và 1 cù lao có địa điểm du lịch là Cồn Thới Sơn, Cồn Phụng và Cù Lao An Hóa (Bến Tre). Còn 2 cồn còn lại là Cồn Quy và Cồn Tân Long (không có địa điểm tham quan, thông thường khách đến đây chỉ để ăn uống, khách đoàn có thể tham gia tát mương bắt cá khi đã setup trước với công ty tour).
1. Khỏi hành bằng tàu du lịch trên sông Tiền ngắm cảnh sông nước
Sau khi quý khách mua vé ở trên bến tàu hướng dẫn viên tại điểm sẽ dẫn quý khách lên tàu và setup chỗ ngồi, mặc áo phao và hướng dẫn đôi nét về thủ tục an toàn khi đi trên sông. Tàu khởi hành du khách sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu về các địa điểm du lịch trên tuyến tour của mình, tàu sẽ đưa quý khách lên đơn trên sông ngắm các làng nuôi cá bè tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương.
2. Đến Cồn Thới Sơn
Sao đoạn đường di chuyển bằng tàu khoảng 30 phút điểm đầu tiên hướng dẫn viên sẽ dẫn bạn tham quan cồn Thới Sơn nơi đây là một miệt vườn xanh mát với nhiều cây ăn quả, đến đây bạn sẽ được thưởng thức trà mật ong cùng năm loại trái cây theo mùa.
Các hoạt động khác tại Cồn Thới Sơn
3. Tiếp tục lên tàu di chuyển đến Cù Lao An Hóa (Bến Tre)
Quý khách tiếp tục lên tàu đến tham quan làng nghề kẹo dừa truyền thống ở Cù Lao An hóa Bến Tre, nơi này quý khách sẽ được tìm hiểu về quá trình sản xuất kẹo dừa, đồng thời thưởng thức những mẻ kẹo nóng vừa ra lò (hoàn toàn miễn phí).
Nơi này có bán đầy đủ các đặc sản làm từ dừa như mỹ nghệ, dầu dừa, kẹo dừa…v.v..nếu bạn cảm thấy thích thú với bất kỳ mặt hàng nào hãy mua về tặng bà con người thân gia đình nhé.
4. Di chuyển bằng xe ngựa
Từ làng nghề kẹo dừa du khách sẽ được lên những cỗ xe ngựa truyền thống di chuyển trên đoạn đường làng khoảng 30 phút tìm hiểu về cuộc sống thường ngày của người dân miệt vườn Xứ Dừa để đến địa điểm tiếp theo chính là len lỏi bằng xuồng ba lá vào con rạch dừa nước mát mẽ.
5. Di chuyển bằng xuồng ba lá trong rạch dừa nước
Những chiếc xuồng ba lá sẽ đưa quý khách qua một đoạn đường dài khoảng 5 km dưới những tán dừa nước xanh tươi mát mẻ, nơi này là địa điểm lý tưởng để chụp ảnh hay chèo xuồng ba lá cùng cô lái xuồng, thông thường mỗi xuồng sẽ đi được 5 người.
6. Lên tàu du lịch đến tham quan Cồn Phụng
Từ xuồng ba lá quý khách sẽ được lên tàu du lịch để tiếp tục hành trình đến điểm cuối cùng chính là Cồn Phụng (Cồn Đạo Dừa), tại đây hướng dẫn viên sẽ dẫn quý khách đi tham quan một vòng Cồn Phụng Tìm hiểu về công trình kiến trúc Đạo Dừa quá trình hình thành và phát triển của ông trong giai đoạn 1909-1990.
Cồn Phụng cũng là điểm cuối cùng để kết thúc chương trình tour du lịch thông thường các công ty du lịch sẽ để quý khách vui chơi thoải mái ở đây cho đến hết ngày, khi nào quý khách không còn nhu cầu ở đây nữa chỉ việc liên hệ với tài công để đưa quý khách trở về địa điểm ban đầu.
Các hoạt động có thể trải nghiệm tại Cồn Phụng
Trong giai đoạn 1910-1990 Nguyễn Thành Nam tức giáo chủ đạo Dừa đã đứng ra thành lập giáo phái riêng của mình ở Cồn Phụng Bến Tre gọi là Đạo Dừa, thời điểm này trước năm 1975 miền Nam chưa hoàn toàn giải phóng nhưng có nhiều tôn giáo hoạt động. Nguyễn Thành Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc là hòa đồng tôn giáo (ý nghĩa gộp nhiều tôn giáo lại thành một bao gồm Phật Giáo và Kito).
Lịch sử Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam
Nguyễn Thành Nam quê gốc ở quận Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa giai đoạn trước 1975 bây giờ là thành phố Bến Tre gần bên bờ Hồ Trúc Giang lộng gió, Được biết ông được sinh vào ngày 25 tháng 12 năm 1910 trong một gia đình có tiếng, phụ thân của ông lúc bấy giờ là Nguyễn Thành Trúc giữ chức vụ chánh tổng giai đoạn (1940-1944), phụ mẫu là Lê Thị Sen.
Một số điểm nổi bật của Nguyễn Thành Nam
Về nước cưới vợ đầu tiên là Lộ Thị Nga và hạ sinh một bé gái đặt tên là Nguyễn Thị Kim, Trong những năm sau ông đã cưới thêm 8 bà vợ, với người vợ cả nữa là 9 người (sân 9 rồng ở Cồn Phụng là đại diện cho 9 người vợ của ông).
- Năm 1945 ông đến chùa An Sơn (Châu Đốc, An Giang) để quy y cửa Phật cầu đạo với vị hòa thượng là Thích Hồng Tôi. Đạo ông tu là đạo “luật đầu đà” ông phải ngồi trên bệ đá để tịnh khẩu chỉ được uống nước trong suốt 3 năm nên sức khỏe ngày càng ốm yếu còn lại da bọc xương.
- Năm 1948, ông về Định Tượng (Tiền Giang) ngồi ở mé sông cầu Bắc để hành đạo.
Năm 1950, ông dững Đài Bát Quái cao 14 m so với mặt đất tại xã Phước Thạnh và hàng đêm ông lên đó ngồi tu đạo, trên người chỉ mặc một mảnh áo mỏng mặc kệ mưa gió chỉ ăn trái cây và uống nước dừa nên người dân nơi đây gọi ông là ông đạo Dừa.
Đặc biệt ông không bao giờ tắm chỉ vào ngày Phật đản mới tắm một lần, Năm 1948 tổng thống Việt Nam cộng hòa thời bấy giờ là Ngô Đình Diệm đã cho bắt giữ ông và thả ra vì ông đã phản đối chính sách của tổng thống.
Năm 1963, Nguyễn Thành Nam đã đến Cồn Phụng xây dựng chùa Nam Quốc Phật để tu hành đồng thời sáng lập Đạo Dừa tại đây, để xây dựng nơi tu hành ông đã mua một chiếc xà lan có thể chứa được hàng trăm tấn gồm 3 tầng và xây dựng ở trên đó các công trình để tu hành như tháp, đài, nhà khách, vườn hoa…
Ông tự xưng là “Quyền thiên nhơn lãnh đạo Thích Hòa Bình” Sau khi xây dựng nơi tu hành trên Cồn Phụng tôn giáo của ông là gộp ba tôn giáo lại thành một gồm Nho Giáo, Phật Giáo và Lão (Tiên Đạo). Người tu hành theo đạo âm không cần gõ mõ tụng kinh mà chỉ cần ngồi thiền ăn chay …v..v..Biết đối nhân xử thế cư xử thân thiện với nhau, Đạo Dừa cũng ăn chay như các tôn giáo khác nhưng họ khuyến khích cho Phật tử nên ăn trái cây và uống nước dừa.
Nguyễn Thành Nam (Đạo Dừa) đi tranh cử tổng thống
Hòa Bình là thứ Nguyễn Thành Nam mong muốn nên ông đã thử nghiệm bằng cách đem mèo và chuột cho sống chung với nhau với hi vọng rằng hai kẻ đối nghịch sẽ vẫn có thể sống chung một nhà mà không cần phải giết hại nhau.
Năm 1967, ông đứng ra tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng Hòa được báo chí tuyên truyền và trong một dịp này tín đồ Đạo Dừa đã tặng cho ông một cặp ngà voi.
Kích thước cặp ngà voi của ông Đạo Dừa:
Cặp ngà voi này hiện tại được trưng bày và lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Bến Tre và được công nhận là cặp ngà voi lớn nhất ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
Giai đoạn Đạo Dừa bị cấm hoạt động
Sau năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng Đạo Dừa của ông bị chính quyền cấm hoạt động vĩnh viễn toàn bộ tài sản của ông bị tịch thu và xung vào công quỹ nhà nước, Nguyễn Thành Nam đã tìm cách vượt biên sang nước khác nhưng bị bắt đưa đi học tập cải tạo.
Sau khi hết thời gian cải tạo ông được trả tự do những đệ tử cũ của ông và người dân thường đến nơi tu hành của ông để thăm viếng nên ông đã bắt đầu hoạt động truyền giáo trở lại thờ Phật gọi là “Hòa Đồng Tôn Giáo” mua ghe, tàu về để làm thuyền Bát Nhã và tu hành.
Ông cũng tích cực các hoạt động cộng đồng như trích tiền cúng dường để xây dựng sửa chữa đường xá ở xã Phú An Hòa và xã An Phước của huyện Châu Thành và yêu cầu chính quyền phải đặt tên những hiện vật do ông xây dựng đó mang tên Đạo Dừa, nhưng chính quyền không đồng ý mà chỉ cấp bằng khen có công xây dựng nông thôn mới.
Đạo bất tạo con của Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam là gì?
Đạo bất tạo con của cậu 2 Đạo Dừa ông cho những đệ tử thân tín lựa chọn những người theo đạo là nam hoặc nữ sống chung với cậu 2 đều không được mặc đồ, nếu ai không kiềm được dục vọng giao cấu với nhau thì phải chịu án phạt từ 10 năm hoặc đem ra tử hình.
Sau khi người dân địa phương phát hiện đã tố giác với chính quyền ông đã bị phạt hành chính đến năm 1989 cậu hai Đạo Dừa đã đổi tên “đạo bất tạo con” thành “gia đình sống chung” nhưng cách thức hoạt động thì không có gì thay đổi, nhiều người từ khắp nơi đã đến đây tham gia đạo của ông.
Theo ghi nhận của công an huyện Châu Thành Bến Tre từ giai đoạn tháng 5 đến tháng 8 năm 1989 công an địa phương đã 6 lần kiểm tra nơi hoạt động Đạo giáo của cậu 2 Đạo Dừa và phát hiện hơn 100 nam nữ không có giấy đăng ký tạm trú giống như thời kỳ đồ đá ở đây.
Năm 1990 cậu 2 Đạo Dừa cùng với một số tín đồ đã đến Sài Gòn để gây rối trật tự nên bị công an địa phương trục xuất trở về quê Bến Tre, Công an Bến Tre đã tiếp nhận nhưng ông không chịu về nơi tu đạo của mình mà đến Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang để cư trú bất hợp pháp.
Chiều ngày 12 tháng 05 năm 1990 công an hay tỉnh Bến Tre và Tiền Giang phối hợp bắt giữ ông nhưng tín đồ của ông chống trả với lực lượng thi hành nhiệm vụ quyết liệt nên xảy ra xô xát Cậu Hai không mai đã bị ngã chấn thương đầu và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Sau khi được chuyển về trại giam ở Bến Tre Cậu Hai không chịu sự chăm sóc y tế và không sử dụng thuốc nên đã dẫn đến sức khỏe ngày càng suy kiệt và ông đã mất vào chiều ngày 13 tháng 05 năm 1990 (thọ 81 tuổi). Khép lại một đời nổi danh.
Khu di tích Đạo Dừa tại Cồn Phụng ngày nay
Ngày nay khi đến tham quan Cồn Phụng du khách sẽ được tìm hiểu về nguồn gốc của Đạo Dừa và các công trình kiến trúc của ông để lại vẫn còn nguyên vẹn được chăm sóc và trùng tu tại Cồn Phụng các công trình tu hành của ông bao gồm:
Khu du lịch Cồn Phụng là điểm đến quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế. Nó được biết đến với nhiều địa điểm văn hóa thú vị và độc đáo, bao gồm chợ, vườn trái cây và di tích lịch sử. Đặc biệt, nó còn được biết đến với tuyến đường quê mát đường phố được người dân địa phương cũng như khách du lịch thường xuyên lui tới.
Khu du lịch Cồn Phụng có rất nhiều hàng quán thú vị để bạn khám phá cũng như một số quán ăn ngon nên thử khi kết thúc thời gian ở đó. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn giá vé tham quan mới nhất tại khu du lịch Cồn Phụng, để bạn có thể lên kế hoạch tham quan cho phù hợp.
1. Vé vào cổng Cồn Phụng
Khi bạn đến cửa Cồn Phụng sẽ có nhân viên trực tiếp bán vé vào cổng giá vé áp dụng dành cho người lớn và trẻ em như sau (giá vé tham quan không bao gồm bất kỳ dịch vụ nào khác):
2. Giá vé đi theo tour
Thông thường ở bến tàu du lịch (có rất nhiều bến tàu ở Tiền Giang và Bến Tre) sẽ có các chương trình tham quan theo tour để quý khách có thể trải nghiệm chương trình khám phá Tứ Linh, tùy vào địa điểm bạn mua vé sẽ có giá khác nhau nhưng giá vé cơ bản tính theo đoàn khách nằm ở khoảng như sau:
Giá vé tour Cồn Phụng tham khảo 2023
Bảng giá vé tour ở trên đã bao gồm giá vé vào cổng cồn Phụng 40.000₫ một người lớn (không áp dụng dịp lễ tết), khách tham quan nên đặt trước qua các công ty để tránh giá chi phí cao hơn khi đi bằng xe ô tô khách đến tận điểm.
Cồn Phụng Bến Tre là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Nam. Với số lượng khách du lịch ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng du lịch đã được nâng cấp để phục vụ nhiều du khách hơn và giúp họ di chuyển dễ dàng hơn.
Cồn Phụng là một nơi tuyệt vời cho những ai muốn tìm hiểu về sản xuất mật ong, nếm thử một ít trà mật ong và ăn một số loại bánh mứt. Là điểm đến du lịch nổi tiếng nhất ở Bến Tre, Cồn Phụng có rất nhiều điều thú vị. Đó là một nơi tốt để thư giãn và tận hưởng phong cảnh đẹp trong khi thưởng thức đồ ăn và đồ uống địa phương.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thời điểm tốt nhất để đến Cồn Phụng tham quan vườn trái cây, đi bộ trên con đường làng tham quan các gian hàng thủ công mỹ nghệ, mua sắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
1. Tham quan Cồn Phụng Bến Tre vào mùa mưa
Mùa mưa ở Bến Tre không phải lúc nào cũng quá tồi tệ (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm), để tham quan Cồn Phụng vào mùa mưa bạn sẽ chiêm ngưỡng được nhiều cảnh sắc xinh đẹp ở những khu vườn với những hàng cây xanh tốt những bông hoa đua nở đầy màu sắc rực rỡ.
Khi vào mùa mưa nhiệt độ ở Cồn Phụng mát mẻ là thời điểm lý tưởng để bạn có thể đi tham quan và trải nghiệm cuộc sống dân dã của người dân địa phương những làng nghề truyền thống cũng như những di tích lịch sử.
2. Tham quan Cồn Phụng Bến Tre vào mùa nắng
Cũng như các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long khác mùa nắng ở Bến Tre bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 5 năm sau. Tham quan Cồn Phụng vào mùa nắng du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động diễn ra xuyên suốt ngoài trời như tác mương bắt cá, team, cắm trại, trò chơi dân gian…v.v..
Các vật dụng nên mang theo khi du lịch vào mùa nắng:
Là một vùng đất nằm ở vùng sông nước miền Tây Đặc Sản Bến Tre có địa thế là nhiều kênh gạch chằng chịt, sông nước cung cấp nguồn thủy hải sản dồi dào các món đặc sản của Cồn Phụng Bến Tre khá đa dạng và phong phú thu hút du khách gần xa đến trải nghiệm thưởng thức một số món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến Cồn Phụng bao gồm:
Đuông Dừa
Đuông dừa là một đặc sản của Bến Tre. Chúng là một món ngon được ăn như một món ăn nhẹ, và chúng được làm từ ấu trùng của cây dừa. Chúng được chiên bơ, chiên giòn cũng rất ngon và hấp dẫn.
Canh chua cá linh bông so đũa
Canh chua cá linh bông so đũa Bến Tre khi mùa nước lũ về cá linh béo và thịt cá béo, mềm, ngọt. Cá linh có thể được luộc, chiên hoặc nướng và ăn với cơm hoặc bún. Nó cũng có thể được sử dụng để làm nước dùng hoặc nước sốt cho các công thức nấu ăn khác.
Chuột dừa
Chuột dừa là món ăn đặc sản được thực khách của các nhà hàng, quán ăn trong thành phố lựa chọn cho các bữa tiệc. những con chuột vừa béo mú được chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt cho dân sành ăn như nướng, chiên, rô ti..v.v
Lẩu cháo cua đồng
Lẩu cháo cua đồng là một món ăn cực hấp dẫn vào những lúc thời tiết se lạnh thưởng thức nồi lẩu nóng hổi với những trứng vịt lộn, rau…nhâm nhi ly rượu Phú Lễ thì còn gì bằng.
Cơm trái dừa Bến Tre
Ẩm thực ở Cồn Phụng Bến Tre cũng khá phong phú người dân còn chế biến cơm nấu trong trái dừa xiêm để mang lại hương vị ngọt dẻo, những du khách lần đầu tiên đến đây đều muốn ăn thử món cơm này. Cơm nấu trong trái dừa thường được ăn kèm với các món kho, ram vị mằn mặn kết hơp vị ngọt.
Ngoài ra đặc sản Cồn Phụng Bến Tre còn nhiều món ăn khác như lẩu mắm, cua đinh, baba, các loại rắn, chim rừng, chuột bần, canh chua tép, thịt kho quẹt, cá tai tượng chiên xù, cháo gà vườn..v.v
Ngoài Cồn Phụng Bến Tre còn có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác mà du khách có thể trải nghiệm trong một vài ngày khi đến xứ dừa,trải nghiệm văn hóa ẩm thực các trò chơi dân gian đa dạng và hấp dẫn hay ngủ đêm ở những Homestay miệt vườn cùng sống chung với gia chủ trồng rau, nuôi cá, khám phá các vườn trái cây..v.v
Các khu du lịch sinh thái Bến Tre
Có nhiều hoạt động du lịch sinh thái ở Bến Tre như tham quan chợ địa phương, lênh đênh trên bè tre và nấu ăn với các nguyên liệu địa phương. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch nhằm mục đích bảo tồn môi trường tự nhiên đồng thời mang lại các cơ hội kinh tế.
Bến Tre, Việt Nam là thành phố có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất ở miền nam Việt Nam, và nó có một số điểm tham quan tự nhiên hấp dẫn và các địa điểm văn hóa hoàn hảo cho du khách.
Sau đây là các khu du lịch sinh thái khác gần Cồn Phụng bạn nên tìm hiểu:
Các khu du lịch biển ở Bến Tre
Bến Tre có 2 bãi biển lớn nhưng những bãi biển này không trong xanh như biển Vũng Tàu mà đây là biển phù sa nước đục du khách có thể trải nghiệm tắm biển tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, vui chơi giải trí, lửa trại, tiệc nướng…v.v.
Du lịch miệt vườn trái cây Bến Tre
Vào dịp mùng 05 tháng 05 âm lịch hàng năm các miệt vườn trái cây ở Bến Tre thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan hái trái cây tại vườn và thưởng thức các món ăn đặc sản của nhà vườn.
Các địa điểm du lịch vườn trái cây phổ biến gần Cồn Phụng Bến Tre
Festival Dừa, lễ hội dừa Bến Tre
Nếu bạn đến Bến Tre vào dịp lễ hội dừa là cơ hội để bạn tìm hiểu về các mặt hàng được sản xuất từ cây dừa được trưng bày cho du khách gần xa biết đến nó cũng là một mặt hàng xuất khẩu phục vụ đời sống của người dân khắp nơi.
Các kỳ lễ hội dừa được tổ chức các năm qua
Du lịch văn hóa, tâm linh chùa chiềng Bến Tre
Bến Tre là một thành phố ở miền Nam , nổi tiếng với những ngôi chùa cổ kính. Thành phố này là nơi có nhiều ngôi đền đã tồn tại hàng thế kỷ. Các ngôi chùa đã là điểm đến phổ biến cho người dân địa phương và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Ngôi chùa này là một trong những điểm đến phổ biến nhất đối với khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả những người quan tâm đến việc tìm hiểu về Phật giáo.
Các di tích lịch sử ở Bến Tre là một phần quan trọng trong lịch sử của tỉnh chúng ta, có thể được nhìn thấy qua kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ và tượng của chúng. Trong những năm qua, những di tích này đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết và chiến tranh. Một số cấu trúc đã bị phá hủy hoàn toàn trong khi những cấu trúc khác bị bỏ hoang.
Lịch sử của tỉnh chúng ta được kể lại thông qua các tượng đài và chúng góp phần vào câu chuyện về nó như thế nào trong các thời kỳ khác nhau.
Đánh giá của khách hàng